Tin tức

Aptomat chống giật, cách chọn Aptomat chống giật

Aptomat chống giật, cách chọn Aptomat chống giật Aptomat chống giật hay gọi là Át chống giật, CB chống giật, Aptomat chống dòng rò… là loại Aptomat chống giật, bảo vệ các thiết bị điện an toàn trong gia đình, nhà máy, nhà xưởng, văn phòng.

Các loại Aptomat chống giật Aptomat chống giật có các loại như sau: Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker). Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection). Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).   Aptomat chống giật (CB chống giật) có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Bên cạnh đó, các loại Aptomat chống giật khác như Aptomat chống giật ELCB, RCBO còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat thường. Aptomat chống giật có ưu điểm gì? Aptomat chống giật 1 pha so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

Aptomat chống giật cách chọn Aptomat chống giật

Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA. Aptomat chống giật 3 pha, so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì sẽ ngắt. Thông số kỹ thuật của Aptomat chống giật Như các bạn biết, Aptomat chống giật được chia ra 2 loại cơ bản là loại chỉ có chức năng chống giật (RCCB) và loại có cả chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB).

Aptomat chống giật

Tùy theo từng loại có thể có đầy đủ hoặc một số thông số kỹ thuật như sau: Thông số kỹ thuật Aptomat chống giật, CB chống giật – In: Dòng điện định mức. Ví dụ: Aptomat chống giật dạng khối của Mitsubishi NV125-SV 3P 100A 25kA 30mA có In = 100A. Khi dòng điện lớn hơn 100A aptomat sẽ tác động. – Dòng rò: Aptomat chống giật thường được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng rò điều chỉnh được các mức 100mA / 200mA / 300mA / 500mA (có lẫy gạt để chọn mức dòng rò tưng ứng). Khi dòng điện rò vượt quá dòng rò như trên thì aptomat chống giật sẽ tác động. – Ue: Điện áp làm việc định mức. – Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây. – Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian. – Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị.

Aptomat chống giật cách chọn Aptomat chống giật

Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại ELCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu. Aptomat chống giật EBN103c 3P 100A 18kA 100/200/500mA có Ics = 100%Icu. – AT: Ampe Trip (dòng điện tác động). – AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NV250-SV 3P 200A 36kA 30mA và NV250-SV 3P 250A 36kA 30mA đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat chống giật ELCB 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat chống giật 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn. – Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép. Cách chọn Aptomat chống giật: Khi lựa chọn Aptomat chống giật cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh chọn nhầm không thể sử dụng được:

cách chọn Aptomat chống giật

  • – Chọn loại aptomat: Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.
  • Chọn số pha / số cực: Sai lầm thường thấy nhất là chọ Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) dẫn tới át chống giật bị nhảy.
  • Đối với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng Át chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N).
  • Đối với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) phải sử dụng aptomat 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N).
  • Át chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.
  • Chọn dòng định mức: Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Át thường.
  • Đối với át chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức át thường lắp cùng RCCB.
  • Chọn dòng rò: Át chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng át chống rò 30mA.

Aptomat chống giật cách chọn Aptomat chống giật

Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng át chống rò 100/200/500mA.

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn Aptomat chống giật LS, là loại Aptomat thông dụng được nhiều người lựa chọn .

Lưu ý khi sử dụng aptomat

Không dùng ở nơi ẩm ướt, lắp aptomat chống giật cho bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm. Phải kiểm trả trước khi dùng. Kiểm tra ít nhất 1 lần /tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt không? Khi mắc aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi có dòng.

Thông tin công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ HLI
MST : 5200870433
Vui lòng liên hệ trước để được hướng dẫn chọn kho hàng gần bạn nhất
Hotline: 0911.080.732– 0963.013.744
Email: kinhdoanhhlivietnam@gmail.com
Website: https://hli.vn/

Thông số kỹ thuật của Aptomat và nguyên lý hoạt động của Aptomat LS

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *