Tin tức

VẬT LIỆU TĨNH ĐIỆN

Vật liệu tĩnh điện
Tĩnh điện là gì? Vật liệu tĩnh điện giúp giải quyết những vấn đề gì?
Khái niệm tĩnh điện
Theo Wikipedia, tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.
Trong cuộc sống hàng ngày, tĩnh điện tồn tại mọi nơi, thường không chú ý lắm đến nó do tác dụng không đáng kể. Tuy nhiên, trong sản xuất, tĩnh điện là vấn đề lớn làm đau đầu nhiều nhà sản xuất vì những tác hại do nó gây ra. Vì vậy, nhiều người luôn cố gắng tìm cách chống tĩnh điện.


Tác hại của tĩnh điện


Có thể kể ra một số tác hại của sự phóng tĩnh điện như sau:
Giống như hiện tượng sét trong tự nhiên, tĩnh điện tìm cách phóng, xả trở lại trạng thái trung hoà.
Bình thường, nếu bị giật bởi tay nắm cửa, thì đó là có một sự phóng tĩnh điện từ tay của bạn vào tay nắm cửa. Mức phóng tĩnh điện trên 3000V, sẽ đủ để bạn thấy “giật”. Với mức trên 5000V, bạn có thể nghe thấy âm thanh, và với mức trên 10,000V, bạn có thể nhìn thấy tia phóng (như sét).
Bên cạnh đó, theo nguyên lý, có các trường hợp phóng tĩnh điện đủ lớn, xảy ra trong môi trường nhiều hơi dung môi như xăng, gas, có thể làm cháy nổ gây hoả hoạn.
Các vật thể bị nhiễm tĩnh điện lớn sẽ tạo ra một điện trường cực mạnh ở môi trường xung quanh. Điện trường này có tác hại về lâu dài với sức khỏe con người, ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn. Đặc biệt phóng tĩnh điện có khả năng giật người thao tác có thể gây ra tai nạn lao động.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, phóng tĩnh điện (ESD) còn gây hỏng hóc, trục trặc, suy giảm chất lượng các phần tử điện tử, gây hại thông qua dòng điện, thông qua các sóng điện từ trường phát sinh trong quá trình phóng. Bên cạnh đó, bám hút tĩnh điện ESA. Trong không khí có rất nhiều bụi, mà mắt thường có thể không nhìn thấy được. Một hạt bụi có cỡ 1 micro-met đủ sức gây chập hỏng 1 mạch bán dẫn… Hiện tượng bám hút bụi do tĩnh điện ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của các quá trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp ráp quang học, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn…
Giải pháp về tĩnh điện

Để tránh gây ra những tác hại nêu trên do tĩnh điện gây ra, đối với các chất liệu đẫn điện phương pháp thường gặp nhất là nối đất trực tiếp.
Đối với những chất liệu không dẫn tĩnh điện như vật liệu tự nhiên, hỗn hợp thì chỉ có một giải pháp duy nhất là dùng ionizer. Phương pháp tạo ra các ion trung hoà những vùng bị tĩnh điện, nếu không trung hoà, tĩnh điện sẽ chậm bị mất đi. Những vật liệu cách điện cho phép những nhóm điện tích âm và điện tích dương hình thành. Khi những điện tích không thể di chuyển trên bề mặt của vật liệu này, việc nối đất không thể loại bỏ những điện tích này. Sự ion hóa là phương tiện duy nhất để loại bỏ tĩnh điện ở những vật liệu cách điện. Sự ion hoá các điện tử tự do trong không khí bằng phương pháp phân cực điện áp cao tạo ra liên tục luồng điện tích âm và điện tích dương. Những điện tích này sẽ kết hợp với những điện tích trái dấu trên bề mặt của vật liệu do đó triệt tiêu được tĩnh điện trên bề mặt cách điện.
Các thiết bị chống tĩnh điện có thể khử được các ion bằng cách trung hoà chúng. Một số thiết bị chống tĩnh điện thông dụng như: Thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện, súng chống tĩnh điện, dao khí, quạt thổi ion, bộ nạp tĩnh điện, vòng tay tĩnh điện, dây nối đất…
Ngoài ra, chống tĩnh điện cho hệ thống máy in, gắn những thanh khử tĩnh điện lên một số vị trí để trung hoà các ion tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, xả cuộn, sấy khô…
Để chống tĩnh điện trong quá trình sơn, người ta sử dụng quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện gắn ở vị trí gần nơi phun sơn để những thiết bị này khử ion trong các hạt sơn.

Do không bị nhiễm tĩnh điện, các hạt sơn bám chắc chắn vào bề mặt hạt cần sơn, tạo nên lớp sơn thẩm mỹ hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ứng dụng của các dụng cụ chống tĩnh điện trong việc chống lại tĩnh điện gây thiệt hại cho sản xuất và cuộc sống người dân.
Lưu ý: Phóng tĩnh điện thường xảy ra giữa hai vật thể chênh lệch điện thế, khi lại gần nhau. Phóng tĩnh điện sẽ làm thay đổi đặc tính điện của các thiết bị như bán dẫn, giảm hiệu suất hoặc phá hủy nó. Phóng tĩnh điện cũng ảnh hưởng tới vận hành của hệ thống điện làm cho nó hoạt động sai hoặc hỏng hóc. Tĩnh điện bề mặt gây ra hiện tượng bám hút tĩnh điện và việc loại bỏ chúng cũng không hề đơn giản.
Khi các hạt bụi trong không khí bị hút bởi tĩnh điện sinh ra trên bề mặt của wafer hoặc mạch điện chúng có thể gây ra các khiếm khuyết hoặc giảm hiệu suất hoạt động.
Kiểm soát xả tĩnh điện bắt đầu từ việc tìm ra vị trí phát sinh nạp tĩnh điện. Nạp tĩnh điện thông thường được tạo ra bằng việc tiếp xúc và tách rời giữa hai vật liệu. Các vật liệu có thể giống nhau hoặc khác nhau tuy nhiên vật liệu khác nhau sẽ tạo ra mức tĩnh điện lớn hơn. Một linh kiện điện tử trượt trên túi đựng, khay đựng, ống cũng nạp tĩnh điện khi tiếp xúc, tách rời diễn ra nhiều lần và mức tĩnh điện phát sinh ra là khác nhau giữa các lần, tùy từng trường hợp.

Thông tin công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ HLI
MST : 5200870433
Vui lòng liên hệ trước để được hướng dẫn chọn kho hàng gần bạn nhất
Hotline: 0911.080.732– 0963.013.744
Email: kinhdoanhhlivietnam@gmail.com
Website: https://hli.vn/

ỐNG LUỒN DÂY ĐIỆN RUỘT GÀ SINO

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *