Tin tức

Chống tĩnh điện là gì?

Chống tĩnh điện là gì?

Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Chống tĩnh điện là khử tĩnh điện nhằm làm tiêu tán các điện tích được sinh ra hay đưa các điện đó xuống hệ thống và nối đất.

Chống tĩnh điện là gì?

Chống tĩnh điện hay còn gọi là khử tĩnh điện, sử dụng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép trong khoảng từ 104 Ω đến 109 Ω nhằm làm tiêu tán các điện tích được sinh ra hay đưa các điện đó xuống hệ thống và nối đất, nhằm bảo vệ sản phẩm tránh khỏi các tác nhân gây cháy nổ, bảo vệ sức khoẻ của người dân.

Kiểm soát chống tĩnh điện

Có thể nói, nối đất là phương pháp tối quan trọng trong kiểm soát chống tĩnh điện. Do đó, phải được xác định rõ ràng và được đánh giá thường xuyên.
Nối đất là phương pháp chống tĩnh điện cho thiết bị và con người, đưa về cùng mức điện áp. Tất cả vật liệu dẫn điện và truyền dẫn tĩnh điện bao gồm cả con người phải được kết nối với nhau và kết nối tới đất và tạo nên sự cân bằng điện thế giữa các thành phần và con người. Vật liệu cách điện không thể truyền được tĩnh điện phát sinh qua hình thức nối đất.
Với hai bước xây dựng hệ thống nối đất trong nhà máy gồm hai khuyến cáo: Đầu tiên, nối đất tất cả các thành phần trong bao gồm cả con người ( bàn thao tác, thiết bị….) với cùng một “điểm nối đất”.
Bước thứ hai: Kết nối tới hệ thống dây nối đất của hệ thống điện hoặc dây thứ 3 (dây màu xanh) của hệ thống nối đất. Ưu tiên kết nối với dây đất của hệ thống điện hơn vì thông thường các thiết bị trong khu vực thao tác được kết nối với hệ thống điện nên các thành phần sẽ có cùng mức điện thế.

Con người là yếu tố hàng đầu sinh ra tĩnh điện như di chuyển trong quá trình sửa chữa một bản mạch cũng tạo ra mức tĩnh điện vào ngàn V. Nếu không được kiểm soát đúng cách. Tĩnh điện phát sinh có thể phóng vào thiết bị nhạy cảm tĩnh điện.
Trong quá trình lắp ráp, test với mức độ tự động hoá rất cao thì con người vẫn tiếp xúc với ESDS ở: Nhà xưởng, sửa chữa, phòng lab, vận chuyển. Do đó, các chương trình kiểm soát chống tĩnh điện thường tập trung vào kiểm soát tĩnh điện và phóng tĩnh điện từ con người.
Đảm bảo công nhân cầm nắm trực tiếp các linh kiện ESDS phải sử dụng găng tay và bao ngón bằng vật liệu truyền dẫn tĩnh điện hoặc dẫn điện, tuyệt đối không sử dụng bao ngón cách điện.

Thông tin công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ HLI
MST : 5200870433
Vui lòng liên hệ trước để được hướng dẫn chọn kho hàng gần bạn nhất
Hotline: 0911.080.732– 0963.013.744
Email: kinhdoanhhlivietnam@gmail.com
Website: https://hli.vn/

Xem thêm: Tiêu chuẩn vật liệu chống tĩnh điện

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *